Nguyên nhân của giảm tải điện (load shedding)

giảm-tải-điện

Khi nhu cầu sử dụng điện gần tiệm cận tới ngưỡng có thể sản xuất, đôi khi cần phải tạm thời giảm tải điện để duy trì tính toàn vẹn của lưới điện và đề phòng sự sự cố dây chuyền gây mất điện kéo dài.

Có thể hiểu đơn giản việc giảm tải là đơn vị cung cấp điện (EVN) sẽ tạm thời ngưng cung cấp điện tới người tiêu dùng do lượng cung điện không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng cùng một lúc của nhiều người, hiểu nôm na là cắt điện luân phiên. Việc giảm tải thường xảy ra vào thời gian cao điểm như mùa hè vì người tiêu dùng sử dụng rất nhiều thiết bị cùng một lúc…

Ngoài nguyên nhân chính ở trên còn có một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến việc phải giảm phụ tải của EVN, bao gồm thời tiết khắc nghiệt, nhà máy phát điện bị sự cố ngoài kế hoạch, sự cố về đường dây điện, hư hỏng các thiết bị trong mạng lưới…

Giảm tải luôn là biện pháp cuối cùng nhưng cần thiết, giải pháp này giúp ngăn chặn tình trạng mất điện trên diện rộng và kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ tin cậy của lưới điện trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Nam Phi là quốc gia phải chịu giảm tải nhiều nhất thế giới kể từ năm 2008 tới nay…

Tại sao giảm tải là cần thiết?

Cần phải giảm tải khi nhu cầu sử dụng điện tiếp cận với nguồn cung, nguy cơ này có thể tạo ra sự thiếu hụt điện rất nguy hiểm. Nhờ vào giảm tải, nhu cầu sử dụng điện không thể nhiều hơn khả năng sản xuất điện nên có thể ngăn chặn tình trạng mất điện trong thời gian dài, thường là do sự cố quá tải ở nhà máy điện/ trạm biến áp nguồn nếu để cầu lớn hơn cung.

Việc phát điện và phụ tải phải luôn phù hợp và phải cân bằng, nếu không tính toàn vẹn của lưới điện sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ, vào năm 2003, sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử Bắc Mỹ đã khiến 50 triệu người chìm trong bóng tối trong 31 giờ. Trong lần mất điện đó, một đường dây điện cao thế ở phía bắc Ohio đã chạm vào cây cối và bị đứt. 1.5 tiếng sau, 3 đường dây điện cao thế khác cũng bị đứt, buộc các đường dây điện khác phải gồng thêm phụ tải. Các đường dây này khi quá tải đã bị sập nguồn, tạo nên hiện tượng sập điện domino trên khắp vùng đông nam Canada và 8 bang ở đông bắc nước Mỹ.

Phạm vi giảm tải

Việc giảm tải phải có kế hoạch cụ thể về phạm vi và thời gian giảm tải. Lịch giảm tải phải được thông báo tới người tiêu dùng trước khi kế hoạch được triển khai. Nội dung liên quan tới kế hoạch giảm tải được quy định cụ thể trong phụ lục 1A đi kèm Thông tư 23/2017/TT-BCT về chương trình điều chỉnh phụ tải điện. Nội dung cơ bản của Thông tư bao gồm.

Không quy định cụ thể phạm vi và thời gian giảm tải điện, tuy nhiên về phạm vi giảm tải được phân cấp nhỏ nhất là theo xóm/ phố và lịch cắt điện luân phiên theo giờ để đảm bảo mức sinh hoạt/ duy trì sản xuất kinh doanh tối thiểu của người tiêu dùng. Có một số nguyên tắc giảm tải điện mà hầu hết các quốc gia phải tuân thủ:

  • Tránh các đơn vị tiện ích công cộng hoặc khu vực quan trọng và thiết yếu như bệnh viện, cứu hỏa và cảnh sát, cấp nước…

Thời gian giảm tải

Thời gian giảm tải thường kéo dài trong vài giờ đồng hồ, trừ các trường hợp bất khả kháng có thể kéo dài hơn. Thời gian thông báo lịch giảm tải cũng phải trước thời gian triển khai và không ít hơn 1 ngày, dù vậy có những thời điểm buộc phải giảm tải tức thời nên không kịp thông báo trước tới người tiêu dùng. Thông báo sau sẽ được gửi tới khách hàng trong thời gian sớm nhất sau sự cố giảm tải.

Bạn có thể làm gì để hạn chế giảm tải?

Cách tốt nhất để hạn chế giảm tải mà khách hàng và người tiêu dùng có thể làm là hạn chế sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc, hạn chế sử dụng các thiết bị điện chưa cần thiết cũng như tắt khi không sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *