Sụt áp (Voltage drop) là gì?

sụt-áp

Dây điện mang dòng điện luôn có điện trở hoặc trở kháng đối với dòng điện, trở kháng này làm tổn thất năng lượng dọc trên đường dây dẫn điện.

Một phép so sánh tương đồng để giải thích cho sự sụt giảm điện áp là vòi phun nước trong vườn. Điện áp được ví như áp suất nước cung cấp trong ống. Điện trở, trở kháng được ví như loại ống, kích thước, chiều dài, kết cấu hay mọi yếu tố gây cản trở khác.

Sự cản trở của đường ống sẽ khiến cho áp lực nước ở đầu ra không được mạnh như áp lực ở đầu máy bơm, nghĩa là áp lực nước bị sụt giảm.

Tương tự, Sụt áp được hiểu là sự sụt giảm điện áp ở cuối đường dây so với đầu đường dây điện hoặc so với nguồn điện.

Điện áp giảm quá mức cho phép có thể khiến cho đèn nhấp nháy hoặc mập mờ, động cơ chạy nóng hơn bình thường…

Nguyên nhân gây sụt áp

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự sụt áp trên đường dây nhưng chủ yếu là do điện trở hoặc trở kháng trong dây dẫn. Các nguyên nhân cụ thể có thể là:

  • Vật liệu làm ruột dẫn – Đồng là chất dẫn điện tốt hơn nhôm và sẽ ít bị sụt áp hơn nhôm đối với dây có cùng chiều dài, kích thước. Ruột dẫn bị oxy hóa, pha tạp chất và các lý do tương tự khiến độ dẫn điện kém đi, điện trở tăng lên cũng là nguyên nhân.
  • Tiết diện dây dẫn – Kích thước dây dẫn lớn hơn sẽ có độ sụt áp ít hơn so với kích thước dây nhỏ hơn (đường kính) nếu cùng chiều dài.
  • Chiều dài dây – Dây ngắn hơn sẽ có độ sụt áp ít hơn dây dài khi cùng kích thước.

Đo độ sụt áp

Có thể dễ dàng đo được độ sụt điện áp của một đường dây bằng vôn kế. Nguyên tắc cơ bản là đo điện áp ở 2 đầu đường dây không tải, sau đó so sánh chênh lệch điện áp giữa 2 đầu, đó cũng là độ sụt áp (nếu có).

Tiêu chuẩn sụt áp

Bộ luật điện quốc gia NEC của Hoa Kỳ giới hạn độ sụt áp tối đa là 3% trên mạch nhánh ở thiết bị tải ở xa nhất so với nguồn điện.

Ví dụ: Nếu điện áp từ nguồn là 115V, thì 3% của 115V là 3.5V, có nghĩa là điện áp rơi trong mạch không được vượt quá 3,5V nên ổ cắm vẫn phải có điện áp tối thiểu 115 – 3,5 = 111,5V.

Điều I.2.39 Quy phạm trang bị điện Việt Nam quy định như sau: Mức điện áp tại các điểm trong lưới điện phải xác định theo phương thức vận hành và theo chế độ phụ tải cực đại và cực tiểu.

  • Trong điều kiện hệ thống điện bình thường, độ lệch điện áp được phép dao động trong khoảng 5% so với với điện áp danh định và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo hoặc tại vị trí thoả thuận.
  • Trong trường hợp hệ thống điện không ổn định, độ sụt áp được phép nằm trong khoảng từ 5-10%.

Một số quốc gia khác như Austraylia, Singapore… quy định độ sụt áp tối đa là 4%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.