Bán kính uốn cong và độ bền kéo của cáp điện

bán-kính-uốn-cong-của-cáp

Dựa trên kết cấu xoắn bện, bọc nhựa đùn cách điện cũng như nhựa đùn vỏ bọc, nếu lắp đặt cáp điện không đúng phương pháp có thể khiến toàn bộ cuộn cáp bị hỏng. Đây là 3 chỉ số rất quan trọng giúp các kỹ thuật lắp đặt cáp đúng quy cách.

Để giúp đảm bảo an toàn và tuổi thọ của cáp đã lắp đặt của bạn, dưới đây là một số đặc tính cơ học chính của cáp cần lưu ý để lắp đặt thành công.

  • Bán kính uốn cong của cáp;
  • Lực kéo căng tối đa;
  • Áp lực thành bên.

1. Bán kính uốn cong của cáp

Bán kính uốn cong của cáp là bán kính tối thiểu mà cáp có thể được uốn cong mà không làm hỏng kết cấu. Bán kính uốn càng nhỏ thì độ dẻo của cáp càng lớn. Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến bán kính uốn tối thiểu, bao gồm vật liệu cách điện của cáp, cấu tạo cáp, kích thước cáp và đường kính tổng thể của cáp.

Để lắp đặt cáp một cách an toàn mà không làm hỏng các đặc tính vật lý và điện của cáp thì phải tuân theo bán kính uốn tối thiểu và được tính theo công thức đơn giản như sau: Bán kính uốn cong tối thiểu = 4D, trong đó D là đường kính tổng thể của cáp điện.

Ví dụ: Bạn muốn biết cáp điện SUNWON 4×16 mm² CU/XLPE/PVC 0.6/1kV có bán kính uốn cong là bao nhiêu? Đường kính tổng thể của cáp là D = 20mm thì bán kính uốn (R) (Cố định) = 4D = 4 x 20mm = 80mm.

Bạn xem chi tiết quy định an toàn về bán kính uốn cong của cáp tại đây.

2. Lực kéo căng tối đa

Lực kéo căng tối đa hay độ bền kéo là lực kéo lớn nhất tác dụng lên đầu dây cáp. Lực này đảm bảo khi kéo cáp sẽ không làm mất kết cấu ban đầu của cáp dẫn đến hỏng hóc ngoài mong muốn. Sử dụng lực kế để đo lực kéo cáp, đơn vị lực kéo là Kgf, ngoài ra nên sử dụng kẹp kéo chuyên dụng (pulling grip) để kéo đầu dây cáp. Khi kéo, lực kéo đều tay.

Lực kéo căng tối đa được tính theo công thức như sau: T(max) = k x N x CA (kg/mm2) trong đó:

  • k là hệ số. Nếu ruột dẫn nhôm thì hệ số là 0.006, nếu ruột dẫn đồng thì hệ số là 0.008;
  • N là số ruột dẫn;
  • CA là Conductor Area, nghĩa là tiết diện ruột dẫn (Norminal area of conductor).

Ngoài ra, Tmax không được vượt quá 2.700kg đối với cáp lõi đơn, quá 4.530kg đối với cáp nhiều lõi.

lực kéo căng tối đa của cáp điện
lực kéo căng tối đa của cáp điện

3. Áp lực thành bên

Sidewall Pressure hay áp lực thành bên là lực căng mà cáp phải chịu khi nó bị kéo qua một đoạn cong. Lực căng này bằng Lực kéo căng (2)/ Bán kính uốn cong (1). Lực này nên dưới 500Kgf/m.

Đảm bảo tuân thủ quy tắc kéo cáp ra khỏi cuộn dựa trên đặc tính cơ học của cáp xoắn bện đồng tâm, cáp sẽ được lắp đặt đúng tiêu chuẩn và đảm bảo khả năng vận hành bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.