Bán kính uốn cong của cáp là bán kính tối thiểu của dây cáp điện có thể được uốn cong mà không làm hỏng kết cấu của cáp. Nếu độ uốn càng nhỏ thì độ mềm dẻo của cáp đó càng lớn. Biết được bán kính uốn cong tối thiểu của cáp sẽ giúp tránh hư hỏng trong quá trình lắp đặt.
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến bán kính uốn tối thiểu, bao gồm vật liệu cách điện của cáp, cấu tạo cáp, kích thước cáp và đường kính tổng thể của cáp.
Để lắp đặt cáp một cách an toàn mà không làm hỏng các đặc tính vật lý và điện của cáp thì phải tuân theo bán kính uốn tối thiểu được lập bảng sau.
Bảng này cung cấp hướng dẫn chung về hệ số cáp cho các loại cáp khác nhau. Xin lưu ý rằng hệ số có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cáp và tiêu chuẩn ngành. Để biết thêm thông tin, hãy xem các khoản300.34, 330.24 và 336 của tiêu chuẩn NEC 2014 cũng như IEEE 1185, ICEA S-75-381, ICEA S-66-524 và ICEA S-68-516.

Chú thích bảng:
- PVC/XLPE Insulated: Cáp cách điện PVC/XLPE;
- Fire Resistant cables: Cáp chống cháy;
- Flexible (PVC, Elastomer): Cáp linh hoạt, cáp uốn cong liên tục;
- Signal flexible control cable: Cáp điều khiển tín hiệu linh hoạt;
- Instrument cable: Cáp nhạc cụ;
- Thermocouple: Cáp cặp nhiệt điện;
- Bus cable: Cáp dẹt;
- Welding: Cáp hàn xì;
- HDPE sheath: Cáp bọc HDPE;
- Solar cable: Cáp điện năng lượng mặt trời.
Đơn vị D là đường kính tổng thể của cáp.
Ví dụ: Bạn muốn biết cáp điện SUNWON 4×16 mm² CU/XLPE/PVC 0.6/1kV có bán kính uốn cong là bao nhiêu? Đường kính tổng thể của cáp là D = 20mm thì bán kính uốn (R) (Cố định) = 4D = 4 x 20mm = 80mm.
Ngoài bán kính uốn cong, các chỉ số khác như lực kéo căng tối đa (max pulling tension) và áp lực thành bên (sidewall pressured) là những chỉ số rất quan trọng mà bất kỳ kỹ thuật lắp đặt cáp điện nào cũng cần phải nắm rõ để tránh gây hỏng cáp trong quá trình lắp đặt.