Phân biệt đường dây truyền tải và phân phối điện!

truyền tải và phân phối

Truyền tải và phân phối là 2 giai đoạn khác nhau giúp đưa điện từ nhà máy phát điện tới người tiêu dùng. Đôi khi nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm này, về cơ bản không có gì nghiêm trọng cả nhưng để hiểu rõ hơn về hệ thống điện thì chúng ta nên hiểu rõ hơn vì sao truyền tải và phân phối lại khác nhau.

Sự khác nhau về điện áp truyền tải sẽ kéo theo nhiều sự khác nhau từ giai đoạn truyền tải trong hệ thống, máy biến áp, các thành phần cho đường dây điện, mạng lưới…

  • Truyền tải điện là quá trình đưa điện từ nhà máy điện hoặc trạm biến áp nguồn (có máy phát điện) tới các trạm biến áp phân phối (substation).
  • Phân phối điện là quá trình đưa điện từ các trạm biến áp phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng. Thực tế điện từ trạm phân phối tới khách hàng phải đi qua máy hạ áp (mỗi nhóm khách hàng sẽ sử dụng mức điện áp khác nhau, nghĩa là sẽ cần một máy hạ áp khác nhau), nhưng vì máy hạ áp này nhỏ và thường được treo trực tiếp trên cột điện, nên chúng ta sẽ nhóm chung máy hạ áp + khách hàng là nhóm người tiêu dùng cuối cùng.

Sự khác nhau cơ bản giữa truyền tải và phân phối là mức điện áp. Theo đó, đường dây truyền tải điện có mức điện áp rất cao, từ 66kV tới 1.100kV trong khi đó đường dây phân phối có mức điện áp tải cao nhất thường là 66kV.

Mạng lưới truyền tải sử dụng tháp truyền tải có kết cấu bằng thép và rất cao, mạng lưới phân phối chủ yếu sử dụng cột điện bằng bê tông/ gỗ với chiều cao nhỏ hơn tháp.

Ngoài ra, điện truyền tải là điện 3 pha trong khi điện áp phân phối tới người tiêu dùng có thể là 1 pha hoặc 3 pha.

One thought on “Phân biệt đường dây truyền tải và phân phối điện!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.