4 vấn đề thường gặp ở đường dây phân phối

sự cố thường gặp ở đường dây phân phối điện

Giống như mọi thiết bị khác, mỗi phần của đường dây phân phối (Distribution system) đều có khả năng bị hỏng vào một thời điểm nào đó ngay cả khi được lắp đặt đúng cách, vẫn có một số yếu tố có thể gây ra hỏng hóc như dòng điện hoặc điện áp quá cao, sự can thiệp của động thực vật, thời tiết khắc nghiệt, v.v.

1. Độ võng của đường dây

Khi các đường dây trên không bị lõng xuống, chúng dễ bị tác động bởi các lực bên ngoài như gió lớn, sự phát triển của thảm thực vật hoặc động vật tự di chuyển dọc theo đường dây. Tuy nhiên, dây dẫn trần chịu được nhiều áp suất và nhiệt độ cao nên ít được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, nếu dòng điện tải có cường độ quá cao thì có thể dẫn đến một số vấn đề. Vấn đề lớn nhất ở đây là đường dây bị võng do nhiệt tăng và nó sẽ chùng xuống theo thời gian do dây bị giãn nở bởi nhiệt.

Thông thường, các đường dây sẽ có hằng số thời gian nhiệt, cho phép quá tải tạm thời mà không có vấn đề gì. Thời gian này thường từ 5 đến 20 phút nhưng nếu quá tải không được giải phóng đủ nhanh, nó sẽ bị chảy xệ.

Khi các đường dây bị chùng xuống sẽ làm giảm khoảng cách an toàn giữa đường dây và không gian xung quanh, nguy cơ chập cháy và thiệt hại nặng nề sẽ phát sinh từ đây.

2. Sự cố máy biến áp bị quá tải

Mát biến áp ở trạm phân phối có thể bị hỏng hoặc quá tải, nếu trạm có thiết bị bảo vệ máy biến áp, thiết bị sẽ ngắt điện hoặc nếu không thì máy biến áp có thể bị hỏng. Máy biến áp dự phòng phải chịu áp lực lớn hơn và lâu dài nếu sự cố không được khắc phúc se gây hậu quả theo hiệu ứng domino.

Trong một số trường hợp, công suất máy biến áp dự phòng có thể không đủ nên bạn sẽ cần phải đưa ra quyết định nhanh đối với máy biến áp đang gặp sự cố. Hoặc có thể chấp nhận để quá tải máy biến áp đang hoạt động của mình, nhưng điều đó sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị nhanh hơn dự kiến. Tất nhiên đổi lại thì nó có thể đảm bảo dịch vụ đáng tin cậy trong một thời gian tới, vì vậy đây là một quyết định nên được đưa ra trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

3. Hiện tượng “Water treeing”

Một trong những vấn đề lớn nhất bạn sẽ gặp phải với cáp ngầm là hiện tượng Water treeing (xuất hiện cây nước trong lớp cách điện). Đây là hiện tượng mà độ ẩm xâm nhập vào lớp cách điện khi có điện trường làm giảm độ bền điện môi của cách điện. Độ ẩm đó khi xâm nhập vào hầu hết các vật liệu cách điện của cáp sẽ tạo ra hình dạng của một cái cây.

Điều này gây ra các vấn đề như, nếu lớp cách điện đã xuống cấp thì sẽ dẫn đến sự cố đánh thủng điện môi. Điện trường lớn thường xảy ra trong trường hợp có sét đánh hoặc chuyển mạch.

4. Hỏng bộ ngắt mạch

Bộ ngắt mạch là một bộ phận phức tạp và có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, bao gồm hệ thống phân phối, và vì vậy chúng có thể bị hỏng theo một số cách khác nhau, mặt khác chúng cũng có thể gặp phải nhiều sự cố như có thể mở khi không nên, hỏng khi mở, bị hỏng khi đóng, v.v.

Sự cố phổ biến nhất với thiết bị ngắt mạch là chúng mở ra khi không nên thế, còn được gọi là ngắt sai (wrong tripped). Vấn đề phổ biến tiếp theo sẽ là với các lỗi nội bộ tự phát.

Nếu có bất kỳ sự cố nào đối với thiết bị ngắt mạch mà không được xử lý kịp thời, bạn nên đề phòng sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với hệ thống. Để hạn chế những sự cố không nên gặp phải này, bạn nên kiểm tra định kỳ các thiết bị ngắt mạch để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.