Quy trình sản xuất dây cáp điện

Những lưu ý khi lưu kho và vận chuyển dây cáp điện

Sản xuất dây và cáp điện hoàn toàn khác với hầu hết các sản phẩm cơ điện khác. Các sản phẩm cơ điện thường được lắp ráp dựa trên quy trình lắp ráp nhiều bộ phận, và sản phẩm được tính bằng đơn vị, trong khi đó dây và cáp điện cần được xử lý từ trong ruột dẫn của dây.

Dây cáp điện có rất nhiều lớp: Ruột dẫn điện, lớp cách điện, lớp màn chắn, lớp bảo vệ, vỏ bọc và một số lớp khác tùy thuộc vào loại dây cáp. Càng nhiều lớp thì kết cấu càng phức tạp, quy trình sản xuất càng phức tạp.

1. Phương pháp sản xuất chồng lớp liên tục

a. Quy trình sản xuất và bố trí thiết bị

Các thiết bị khác nhau trong phân xưởng sản xuất phải được bố trí hợp lý theo quy trình công nghệ yêu cầu của loại sản phẩm để bán thành phẩm ở các công đoạn khác nhau có thể luân chuyển theo trình tự.

b. Quản lý Tổ chức Sản xuất

Công tác quản lý tổ chức sản xuất phải khoa học, hợp lý, tỉ mỉ và quản đốc phải thực hiện theo yêu cầu trình tự của quy trình sản xuất dây cáp. Bất kỳ vấn đề nào trong từng khâu cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bước sau nó và kết quả sau cùng là ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

c. Quản lý chất lượng (QC)

Phương pháp sản xuất xếp chồng các lớp theo một quy trình liên tục, dây cáp sản xuất có chiều dài lớn chắc chắn sẽ có sai sót trong quá trình sản xuất và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ dây cáp.

Các lớp bên trong của dây cáp càng bị khuyết tật nhiều thì càng gây nhiều tổn thất khi vận hành, việc giám sát và quản lý chất lượng dây và cáp phải được đảm bảo trong suốt quá trình sản xuất đến thành phẩm. Đây là một quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất.

2. Thiết bị chuyên nghiệp

Sản xuất dây và cáp điện đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị sản xuất đặc biệt với quy trình vận hành quy mô công nghiệp để đáp ứng các yêu cầu về cấu trúc và hiệu suất của sản phẩm, đồng thời đáp ứng các yêu cầu sản xuất có quy mô ngày càng lớn.

Quy trình sản xuất dây cáp điện cơ bản

1. Kéo

Nguyên liệu làm ruột dẫn thường là đồng hoặc nhôm. Ở nhiệt độ bình thường, nhà sản xuất sử dụng máy kéo dây và kéo dài nó để giảm tiết diện (mặt cắt ngang) của dây về kích thước yêu cầu. Đây là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất dây cáp điện.

2. Ủ

Các sợi ruột dẫn ở trên sẽ được ủ nóng đến một nhiệt độ nhất định nhằm cải thiện các đặc tính vật lý của sợi như độ bền, độ kéo giãn và độ dẻo.

3. Bện

Các sợi được xoắn bện lại với nhau theo dạng kết cấu cụ thể để cải thiện tính linh hoạt, thuận tiện cho việc lắp đặt và vận hành. Ruột dẫn của dây cáp điện có thể được xoắn bện đồng tâm, xoắn bện đồng tâm và ép chặt…

ruột dẫn của dây cáp điện
ruột dẫn của dây cáp điện

4. Ép đùn lớp cách điện

Dây và cáp điện sau khi bện xong lớp ruột dẫn sẽ được bọc mọt lớp cách điện cho ruột dẫn theo phương pháp ép đùn nhựa trực tiếp lên ruột dẫn. Nhựa được sử dụng là nhựa nhiệt rắn, yêu cầu về kỹ thuật ép đùn là nhiệt độ, độ nhẵn và tỷ trọng phải đạt tiêu chuẩn.

5. Cáp

Đối với cáp nhiều lõi, để cố định các lõi lại với nhau và bo tròn thành một dạng cấu trúc nhất định (như hình tròn, hình bầu dục…), các lõi sẽ được cố định bằng chất độn filler.

6. Vỏ bọc bên trong

Đối với các loại dây cáp có giáp bảo vệ, ruột dẫn của cáp phải được bảo vệ khỏi tác động của lớp giáp này bằng cách bọc một lớp vỏ bọc xung quanh cụm cáp.

7. Bọc giáp bảo vệ

Cáp bọc giáp được sử dụng cho các dự án lắp đặt ngầm lòng đất hoặc dưới nước vì cáp có thể phải chịu một áp lực nhất định trong suốt thời gian lắp đặt và vận hành, có thể làm hư hại các lớp bên trong dây cáp nếu không có lớp giáp này.

8. Vỏ bọc bên ngoài

Vỏ bọc bên ngoài là bộ phận kết cấu có tác dụng bảo vệ lớp cách điện của dây và cáp điện khỏi các tác nhân từ môi trường. Lớp vỏ bọc bên ngoài được sản xuất theo phương pháp ép đùn giống như lớp cách điện, một số lớp màn chắn cũng được sản xuất theo phương pháp này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.