Phân biệt điện cao thế, trung thế, hạ thế

điện-hạ-thế,-trung-thế,-cao-thế

Trong quy định truyền tải điện Việt Nam 1993 về nội dung “Bù công suất phản kháng lưới cung cấp và phân phối điện”, có 3 cấp điện thế bao gồm:

  • Điện hạ thế có điện áp danh định đến 1kV;
  • Điện trung thế có điện áp danh định đến 36kV. Quy định định mức cụ thể như 6kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV;
  • Điện cao thế có điện áp danh định từ 36kV trở lên. Quy định định mức cụ thể như 66kV, 110kV, 220kV, 500kV.

I. Điện hạ thế

Điện hạ thế là cấp điện lực có điện áp truyền tải đến 1kV. Cáp điện hạ thế dùng để truyền tải điện cho mạng lưới điện dân dụng và các công trình công nghiệp, xí nghiệp, chung cư, văn phòng, bệnh viện…

Cấp điện áp này không gây hiện tượng phóng điện khi đứng gần, tuy nhiên vẫn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu chạm trực tiếp vào lõi tải điện. Đó là lý do dây điện dân dụng, cáp điện hạ thế được yêu cầu có lớp cách điện và vỏ bọc như sau:

1. TCVN 6610-3: 2000

  • Cáp không có vỏ bọc một lõi có ruột dẫn đặc và nhiệt độ ruột dẫn là 70 độ C dùng để lắp đặt bên trong (6610 TCVN 05 hoặc 227 IEC 05);
  • Cáp không có vỏ bọc một lõi có ruột dẫn mềm và nhiệt độ ruột dẫn là 70 độ C dùng để lắp đặt bên trong (6610 TCVN 06 hoặc 227 IEC 06);

2. TCVN 6610-5: 2014 (Dây mềm cách điện PVC)

  • Dây tinsel dẹt (6610 TCVN 41/ 60227 IEC 41);
  • Dây mềm mắc đèn chiếu sáng trang trí trong nhà (6610 TCVN 43/ 60227 IEC 43);
  • Dây có vỏ bọc PVC nhẹ (6610 TCVN 52/ 60227 IEC 52);
  • Dây mềm có vỏ bọc PVC thông dụng (6610 TCVN 53 hoặc 60227 IEC 53);
  • Dây mềm có vỏ bọc PVC nhẹ chịu nhiệt dùng cho ruột dẫn có nhiệt độ lớn nhất là 90 độ C (6610 TCVN 56 hoặc 60227 IEC 56);
  • Dây mềm có vỏ bọc PVC thông thường chịu nhiệt dùng cho ruột dẫn có nhiệt độ lớn nhất 90 độ C (6610 TCVN 57 hoặc 60227 IEC 57).

3. TCVN 5935-1:2013: Cáp dùng để truyền tải điện áp đến 0.6/1kV

  • Điện áp danh định 0.6/1 (1.2) kV;
  • Hợp chất cách điện
    1. Nhựa nhiệt dẻo PVC;
    2. Hợp chất cách điện liên kết ngang: Cao su etylen propylen hoặc tương tự (EPR), cao su phân tử hoặc cao su etylen propylen có độ cứng cao (HEPR), Polyetelen liên kết ngang (XLPE).
  • Nhiệt độ ruột dẫn tối đa trong vận hành bình thường là 70 độ C (nếu cách điện PVC) và 90 độ C (nếu cách điện XLPE).
  • Ruột dẫn: Phải là cấp 1 (ruột dẫn 1 sợi đặc) hoặc cấp 2 (ruột dẫn bện) (theo IEC 60228:2004) bằng đồng ủ không/ có phủ kim loại là nhôm hoặc hợp kim nhôm.

II. Điện trung thế

Điện trung thế là cấp điện lực có điện áp truyền tải đến 36kV. Cáp điện trung thế dùng để truyền tải điện cho mạng lưới điện này.

Cáp điện trung thế được quy định theo tiêu chuẩn TCVN 5935-1:2013 và TCVN 5935-2:2013 với nội dung cơ bản như sau:

TCVN 5935-2:2013 – Phần 2

Cáp dùng cho điện áp danh định từ 6 kV (Um = 7,2 kV) đến 30 kV (Um = 36 kV).

  1. Điện áp danh định Uo/U(Um) của cáp được xem xét trong tiêu chuẩn này như sau: Uo/U(Um) = 3,6/6 (7,2) – 6/10 (12) – 8,7/15 (17,5) – 12/20 (24) – 18/10 (36) kV.
  2. Hợp chất cách điện
    1. PVC/B cho dòng cáp có điện áp danh định Uo/U = 3.6/6 kV;
    2. Nhiệt nhựa cứng: Cao su etetylen propylen hoặc tương tự (EPR), Cao su phân tử hoặc cap su etylen propylen có độ cứng cao (HEPR), Polyetylen liên kết ngang (XLPE);
    3. Nhiệt độ ruột dẫn tối đa trong vận hành bình thường: Đối với PVC/B là 70 độ C, đối với EPR/ HEPR/ XLPE là 90 độ C.
  3. Ruột dẫn: Phải là cấp 1 (ruột dẫn 1 sợi đặc) hoặc cấp 2 (ruột dẫn bện) bằng đồng ủ có thể phủ kim loại bằng nhôm/ hợp kim nhôm phù hợp với TCVN 6612 (IEC 60228).
  4. Quy định chiều dày danh nghĩa của các lớp cách điện PVC/B, XLPE, EPR/ HEPR;
  5. Quy định về cụm cáp ba lõi, lớp bọc bên trong và chất độn.

Khoảng cách an toàn đường điện trên không

Điện trung thế là cấp điện áp nguy hiểm, có thể gây hiện tượng phóng điện khi đứng gần nên hành lang bảo vệ an toàn điện cao áp được quy định rất rõ ràng trong nghị định 14/2014/NĐ-CP như sau:

Chiều rộng hành lang (được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ờ trạng thái tĩnh):

  • Điện áp đến 35kV, khoảng cách tối thiểu là 1.5m đối với dây bọc và 3m đối với dây trần;
  • Điện áp đến 22kV, khoảng cách tối thiểu là 1m đối với dây bọc và 2m đối với dây trần.

Chiều cao hành lang (tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng): Điện áp đến 35kV, khoảng cách tối thiểu là 2m.

Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

Khoảng cách an toàn đường điện ngầm

Chiều rộng hành lang (Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất) được quy định như sau:

  • Khoảng cách tối thiểu 1m đối với cáp đặt trực tiếp trong vùng đất ổn định, 1.5m trong vùng đất không ổn định;
  • Khoảng cách tối thiểu 20m đối với cáp đặt trong nước và ở nơi không có tàu thuyền qua lại, tối thiểu 100m ở nơi có tàu thuyền qua lại.

Nhận biết đường điện trung thế

Điện trung thế sử dụng các cột điện bằng bê tông cao ~10 – 15m để truyền tải điện.

III. Điện cao thế

Điện hạ thế là cấp điện lực có điện áp truyền tải từ 36kV. Cấp điện áp này dùng để truyền tải điện từ các nhà máy sản xuất điện quốc gia tới các trạm trung chuyển của vùng hoặc tỉnh, sau đó qua trạm biến áp hạ thế và truyền tải đến các công trình dân dụng.

Khoảng cách an toàn

Cáp điện cao thế được quy định theo tiêu chuẩn TCVN 12227:2018. Điện cao thế đặc biệt nguy hiểm với con người, hành lang bảo vệ an toàn được quy định cụ thể trong NĐ 14/2014/NĐ-CP như sau:

Chiều rộng hành lang (được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ờ trạng thái tĩnh): Điện áp từ 110kV, khoảng cách tối thiểu là 4m.

Chiều cao hành lang (tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng): Điện áp từ 110kV, khoảng cách tối thiểu là 3m.

Nhận biết đường dây điện cao thế

Đường dây điện cao thế được truyền tải thông qua các cột hoặc tháp thép, chiều cao tối thiểu từ 30 – 40m so với mặt đất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *