Cách xác định lại vị trí cáp ngầm bị “thất lạc”

xác-định-lại-vị-trí-cáp-ngầm-bị-thất-lạc

Vào tháng 9 năm 2006, một công nhân xây dựng đã bị bỏng ở mặt và tay sau khi nhặt hộp đấu dây trên đường dây 400V 3 pha đang hoạt động vì nghĩ rằng đó là một miếng rác. Quản lý cho biết có các dây cáp điện ngầm đang hoạt động tại đây nhưng công nhân đã không được thông báo và không tiến hành quét hoặc xác định vị trí cáp ngầm trước khi bắt đầu đào.

Cũng như các lĩnh vực quản lý rủi ro, cách an toàn nhất là lường trước điều xấu nhất – tức là phải luôn giả định rằng có cáp điện được chôn ngầm cho đến khi nghi ngờ này được chứng minh ngược lại. Nghĩa là cần phải xây dựng một hệ thống làm việc an toàn bằng cách thu thập thông tin và xác định vị trí cáp điện ngầm có thể có bằng các công cụ phát hiện cáp (Ezi-CAT) hoặc công cụ tránh cáp (CAT’s).

Các xác định vị trí cáp điện ngầm

Để xác định vị trí chính xác, bạn sẽ cần một thiết bị định vị cáp. Có nhiều loại thiết bị định vị cáp :

1. Thiết bị Hum

Đây là thiết bị nhận phát hiện từ trường bức xạ từ dây cáp điện đang hoạt động, tức là máy chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua dây cáp, ví dụ máy sẽ không phát hiện ra dây cáp ngầm cho đèn chiếu sáng đường phố vào ban ngày vì dây không có điện.

2. Máy dò tần số vô tuyến

Đây là thiết bị nhận phản hồi tín hiệu vô tuyến tần số thấp, tín hiệu này có thể được thu và phát lại từ dây cáp và ống kim loại dài. Các kết quả có thể bị nhầm lẫn bởi các vật kim loại khác vì nó cũng có thể phát lại tín hiệu.

2. Máy phát, máy thu

Máy phát di động nhỏ hoặc máy phát tín hiệu có thể được kết nối với cáp hoặc đường ống để tín hiệu được truyền vào; máy thu sau đó có thể phát hiện tín hiệu này. Các thiết bị định vị cáp này có thể cung cấp thông tin hữu ích trong các tình huống đòi hỏi nhiều kỹ năng của người vận hành.

3. Máy dò kim loại

Máy dò kim loại thông thường có thể hữu ích trong việc xác định vị trí các nắp kim loại phẳng và hộp nối cáp. Thiết bị định vị cáp nên được sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và phải được kiểm tra thường xuyên cũng như bảo trì đúng cách.

Sau khi sử dụng thiết bị định vị cáp, bạn nên cẩn thận đào hố thử bằng dụng cụ cầm tay để xác định vị trí cáp. Đào dọc bên cạnh đường dây thay vì ngay phía trên nó, sau đó đào theo chiều ngang.

Khi đã phát hiện có dấu hiệu của cá[ điện ngầm, bạn phải xác định một cách chính xác hơn và luôn cho rằng tất cả các đường dây đều đang hoạt động trừ khi có văn bản xác nhận về việc đường dây đó đã ngắt điện.

Lưu ý khi xác định vị trí cáp ngầm

Cáp ngầm thường được đặt trong các rãnh sâu từ 45cm đến 1m, nhưng đôi khi chúng được tìm thấy ngay phía dưới mặt đất, đặc biệt là ở những nơi có kết cấu hạn chế chôn sâu.

Cáp có thể được đặt với một lớp hoặc xung quanh bằng đất hoặc cát mịn, hoặc trong các ống hoặc ống dẫn bằng đất nung hoặc bằng nhựa. Cáp điện ngầm cao thế thường có một lớp gạch, tấm hoặc băng đánh dấu bằng nhựa màu được đặt bên trên.

Nếu có thể, tránh sử dụng các dụng cụ điện cầm tay trong phạm vi 50cm bao quanh đường dẫn của cáp ngầm.

Trong trường hợp cần phải phá lớp bê tông đổ xung quanh thì nên yêu cầu điện lực cắt điện cho đường dây cáp đó hoặc thỏa thuận với khách hàng về một phương pháp đào an toàn hơn trước khi bắt đầu công việc.

Bảo vệ tất cả các dây cáp điện đang lộ ra ngoài khỏi nguy cơ bị hư hại và cần giá đỡ cho những đoạn dây dài hơn 1m…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.