Hướng dẫn chữa cháy do chập điện theo tiêu lệnh

Hướng-dẫn-chữa-cháy-do-chập-điện-theo-tiêu-lệnh

Cháy do chập điện là nguyên nhân gây cháy nhà phổ biến thứ hai sau nguyên nhân do lửa và các dụng cụ tạo lửa trực tiếp.

Một điều đặc biệt quan trọng cần lưu ý về các đám cháy do chập điện là cách dập lửa. Mặc dù phương tiện ta có thể nghĩ ngay tới là nước để dập lửa nhưng đừng quên nước chứa nhiều tạp chất dẫn điện, có thể khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể dùng nước nếu đảm bảo đúng quy trình/ tiêu lệnh chữa cháy dưới đây nhưng tốt hơn là nên dùng các phương tiện chữa cháy khác thay cho nước nếu có để tránh hậu quả vượt ngoài tầm kiểm soát.

Quy trình chữa cháy do chập điện

B1. Ngắt điện

Ngắt tất cả các nguồn điện tại khu vực xảy ra cháy, nếu không chắc chắn thì tốt nhất là ngắt nguồn điện của cả ngôi nhà. Đây là bước đầu tiên khi xảy ra cháy do chập điện (và các nguyên nhân gây cháy khác xảy ra ở trong nhà, gần hệ thống điện).

B2. Sử dụng các phương tiện chữa cháy

1. Bình chữa cháy

Trước đây cháy do chập điện được phân loại đám cháy E nghĩa là cần sử dụng bình chữa cháy loại E để dập đám cháy này, tuy nhiên hiện nay theo TCVN 4878 đã phân loại đám cháy và cháy do chập điện không nằm trong nhóm nào do chập điện không phải là chất cháy, nghĩa là bạn có thể tận dụng bình chữa cháy có sẵn ở khu vực cháy để dập lửa, hoặc cẩn thận hơn là sử dụng bình chữa cháy phân loại A – F như sau để dập lửa:

  • Loại A: Đám cháy các chất rắn (thông thường là các chất hữu cơ) khi cháy thường kèm theo sự tạo ra than hồng;
  • Loại B: Đám cháy các chất lỏng và chất rắn hóa lỏng;
  • Loại C: Đám cháy các chất khí;
  • Loại D: Đám cháy các kim loại;
  • Loại F: Đám cháy dầu và mỡ của động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng.

2. Baking soda (bột nở)

Hầu hết mọi người liên tưởng baking soda với việc làm sạch, nhưng nó cũng là một thành phần giúp dập lửa tốt.

3. Chăn ướt

Nếu đám cháy nhỏ, bạn có thể dùng chăn dập tắt đám cháy như một biện pháp tạm thời để ngăn oxy được cấp cho ngọn lửa và lửa sẽ tắt.

4. Nước

Nước là phương án tối ưu nhất nếu các phương tiện trên không có sẵn vì nước hầu như có ở mọi tòa nhà/ công trình và cũng được dùng để chữa cháy ở mọi quy mô lớn nhỏ.

B3. Gọi tới 114 để được hỗ trợ

Phòng ngừa cháy do chập điện

Phòng hơn chống là câu dân gian mang quan điểm rất đúng trong mọi việc. Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống điện gia đình thường xuyên là công việc nên làm để tìm ra những rủi ro tiềm ẩn cũng như nâng cấp, thay thế thiết bị nếu cần thiết. Vì đây là nhiệm vụ kỹ thuật nên nếu không có trình độ chuyên môn thì bạn nên thuê thợ điện để kiểm tra, bảo trì hệ thống cho gia đình.

Ngoài ra có một số nhiệm vụ đơn giản hơn bạn có thể làm mà không cần trình độ quá cao như:

  • Luôn sử dụng bóng đèn phù hợp với công suất vừa phải cho thiết bị cố định.
  • Không bao giờ sử dụng dây dài cho thiết bị sưởi ấm hoặc điều hòa không khí.
  • Không làm quá tải các ổ cắm.
  • Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào như đèn nhấp nháy, âm thanh ù từ hệ thống điện và bộ ngắt mạch thường xuyên bị ngắt hoặc cầu chì thường xuyên bị đứt, hãy liên hệ thợ điện để xử lý.
  • Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện để xác định xem dây có bị mòn hoặc sờn không.
  • Liên hệ với thợ điện nếu bạn ngửi thấy mùi khét hoặc thấy khói bốc ra từ thiết bị, dây điện hoặc phích cắm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *