Lưới điện vi mô (microgrid) là gì?

lưới-điện-vi-mô-microgrid

Lưới điện vi mô là một hệ thống năng lượng điện có thể tự cung tự cấp, quy mô phục vụ cho một khu vực địa lý cụ thể như trong một trường đại học, bệnh viện, trung tâm thương mại hoặc khu đô thị.

Lưới điện vi mô cũng bao gồm đầy đủ các thành phần chính của mạng lưới điện như nguồn năng lượng sơ cấp để phát điện, máy phát điện, máy biến áp (nếu có), lưới điện phân phối, người tiêu dùng (là các trường học, bệnh viện, khu đô thị…). Nguồn năng lượng sơ cấp của microgrid chủ yếu là các dạng năng lượng tái tạo như NLMT, tuabin gió. Vì chủ yếu sử dụng năng lượng tái tạo nên microgrid hiện đại còn có thêm hệ thống lưu trữ năng lượng.


Microgrid vẫn liên kết với mạng lưới điện vĩ mô – ví dụ mạng lưới của EVN Việt Nam, nhưng nó có khả năng tự cung tự cấp điện mà không phụ thuộc vào mạng lưới điện, nhất là khi mạng lưới vĩ mô gặp sự cố.

Sự khác biệt lớn nhất giữa mạng lưới vi mô và mạng lưới vĩ mô là phạm vi/ quy mô.

Đặc điểm của lưới điện vi mô

  1. Microgrid là cục bộ

Đặc điểm đầu tiên, lưới điện vi mô là một hệ thống mạng lưới cục bộ, nghĩa là nó tạo ra năng lượng cho một nhóm khách hàng cụ thể và thường là theo khu vực địa lý. Đây là điểm phân biệt của lưới điện vi mô với mạng lưới điện (vĩ mô). Một microgrid có thể cung cấp điện cho khoảng chục ngàn người, nhưng mạng lưới vĩ mô cung cấp điện cho hàng triệu người.

  1. Microgrid có khả năng độc lập

Microgrid có thể vẫn kết nối với mạng lưới vĩ mô hoặc không. Điểm chính ở đây là microgrid hoàn toàn có khả năng tự cung tự cấp điện mà không bị phụ thuộc vào mạng lưới vĩ mô. Như vậy nghĩa là lưới điện vi mô có khả năng độc lập với mạng lưới điện vĩ mô.

  1. Microgrid là mạng lưới điện thông minh

Mạng lưới điện vi mô hiện đại có xu hướng là một hệ thống điện lưới thông minh (Smart Grid). Hệ thống thông minh ở đây nghĩa là nó được vận hành gần như tự động, bao gồm hệ thống AI quản lý trung tâm, quản lý máy phát điện tự động, hệ thống quản lý pin tự động, hệ thống quản lý đường dây phân phối, hệ thống quản lý giám sát tiêu thụ của khách hàng…

Hệ thống được gọi là thông minh cũng bao gồm việc cung cấp mức giá thấp cho khách hàng, năng lượng sạch, độ tin cậy điện cao, khả năng xử lý sự cố thông minh/ tự động…

Chỉ riêng hệ thống lưu trữ năng lượng để tự cung tự cấp trong những tình huống mạng lưới vĩ mô bị gián đoạn cũng là sự khác biệt lớn giữa mạng lưới truyền thống (không thông minh) với mạng lưới thông minh, cho tới lúc này.

Ví dụ về hệ thống giám sát giá điện thông minh của Microgrid: Một trung tâm điều khiển có thể theo dõi những thay đổi về giá điện. Ví dụ nếu giá điện mua từ mạng lưới vĩ mô không thay đổi, khách hàng có thể mua điện trực tiếp từ mạng lưới vĩ mô. Vào lúc nào đó giá điện của lưới vĩ mô thông báo tăng lên, microgrid sẽ cung cấp điện cho khách hàng từ hệ thống PIN lưu trữ điện mà nó được sạc trong ngày…

Ưu điểm của Microgrid

  • Cung cấp năng lượng sạch hiệu quả, chi phí thấp;
  • Nâng cao khả năng vận hành và ổn định của lưới điện khu vực;
  • Cơ sở hạ tầng quan trọng giúp tăng độ tin cậy và khả năng phục hồi;
  • Giảm tải cho lưới điện vĩ mô;
  • Kích hoạt CHP hiệu quả cao, giảm sử dụng nhiên liệu, thất thoát đường dây và lượng khí thải carbon;
  • Tích hợp CHP, năng lượng tái tạo, lưu trữ nhiệt và điện, cũng như các hệ thống điều khiển tòa nhà và hệ thống tiên tiến;
  • Làm cho thị trường RTO cạnh tranh hơn;
  • Sử dụng các nguồn năng lượng mang tính tự phát ở địa phương và tạo việc làm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.