Lý do bóng đèn bị nhấp nháy!

bóng-đèn-bị-nhấp-nháy

Thế giới đã phát triển kể từ khi Edison giới thiệu bóng đèn điện đầu tiên vào năm 1879. Trong những năm qua, việc sử dụng điện đã tăng lên đáng kể.

Đèn nhấp nháy là nguyên nhân chính gây ra hỏa hoạn, và theo thống kê gần đây của Tổ chức An toàn Điện Quốc tế (ESFI), hỏa hoạn do chập cháy điện trong nhà gây thiệt hại về tài sản hơn 1,3 tỷ USD và gần 500 người chết hàng năm.

Có nhiều yếu tố khiến bóng đèn bị hiện tượn nhấp nháy khi sử dụng, nhưng nhìn chung dù là lý do gì thì cũng khiến cho thiết bị điện này trở nên không an toàn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bóng đèn bị nhấp nháy có thể là nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, điện giật và thậm chí có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm đau đầu, các bệnh về mắt…

Để giúp giải quyết vấn đề bóng đèn bị nhấp nháy kịp thời, đây có thể là một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đó và hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn khi tìm cách khắc phục sự cố một cách an toàn, không tốn thời gian và tiền bạc.

1. Kiểm tra bóng đèn

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến bóng đèn LED bị nhấp nháy là do bị lỗ bộ điều khiển bên trong bóng đèn. Với những bóng đèn sợi đốt cũ hơn, một khi chúng bị cháy nổ thì rõ ràng là cần phải thay thế luôn nhưng đèn LED không bị cháy nổ như đèn sợi đốt nên nếu đèn LED bị nhấp nháy thì thường là dấu hiệu không thể sửa chữa và bạn nên phải thay thế nó ngay.

Bóng đèn huỳnh quang có thể thay đổi nguồn điện chạy qua bóng khi phòng quá lạnh, gây hiện tượng nhấp nháy, trong khi bóng đèn LED có xu hướng nhấp nháy do công tắc điều chỉnh độ sáng. Vì điốt phát quang có thể điều chỉnh độ sáng được thiết kế để bật và tắt ở tốc độ rất cao nên không phải lúc nào nó cũng tương thích với điện áp thấp hơn.

Ngoài ra cần kiểm tra các điểm đấu nối điện giữa bóng với nguồn có lỏng lẻo hay không, đó có thể là nguyên nhân gây nhấp nháy và chập cháy. Ví dụ vị trí ổ cắm, chân bóng.

2. Phích cắm đèn bị lỏng

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bóng đèn bị nhấp nháy có thể là do phích cắm kết nối với ổ cắm trên tường có vấn đề.

Để tìm hiểu, hãy rút phích cắm của đèn để tránh bị điện giật và kiểm tra bóng đèn bằng cách cắm vào một ổ cắm khác. Nếu đèn ngừng nháy thì nguyên nhân có thể do ổ cắm điện có vấn đề, nếu đèn tiếp tục nháy thì có thể là bóng đèn thực sự đã bị hỏng.

3. Giới hạn điện áp và công suất

Nếu đèn nhận nguồn điện có công suất không đúng với công suất thiết kế của bóng thì cũng khiến bóng đèn bị nhấp nháy, nhất là đối với bóng đèn có gắn với công tắc điều chỉnh độ sáng.

Ví dụ: nếu bạn có 5 bóng đèn LED 6w, tổng cộng là 30w kèm với bộ điều chỉnh độ sáng không phải LED và lại có công suất từ ​​10-100w, thì các bóng đèn sẽ nhấp nháy. Để ngăn chặn điều này, bóng đèn có công suất thấp cần có công tắc điều chỉnh độ sáng phù hợp với đèn LED với dải công suất từ ​​0-100w.

Đèn nhấp nháy cũng có thể xảy ra do giảm hoặc dao động tổng điện áp trong gia đình. Các ngôi nhà được kết nối với lưới điện hạ thế hoặc dân dụng, cung cấp điện ở điện áp 220 vôn và chênh lệch +-10V, Nếu điện áp quá thấp hoặc quá cao, thiết bị sẽ hoạt động không đúng cách, có thể gây làm nóng dây điện, đèn bị nhấp nháy và nhiều hiện tượng khác.

4. Quá tải mạch điện

Bóng đèn bắt đầu nhấp nháy khi bạn sử dụng đồng thời quá nhiều thiết bị điện như lò vi sóng, máy giặt và máy sấy tóc. Khi sử dụng nhiều tải (thiết bị điện) sẽ khiến cho mạch điện bị quá tải, đồng nghĩa với việc các thiết bị điện nhận được dòng điện có cường độ nhỏ hơn thông thường và khiến cho nó hoạt động sai cách.

Quá tải mạch điện là nguyên nhân rất phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.