Sự nguy hiểm của chớp hồ quang (Arc Flash)

Sự nguy hiểm của chớp hồ quang (Arc Flash) 2

Chớp hồ quang (Arc Flash) là một vụ nổ nhiệt và ánh sáng do hiện tượng phóng hồ quang điện đột ngột và không kiểm soát gây ra, nó cực kỳ nguy hiểm với kỹ sư hoặc kỹ thuật điện vì nó có thể xảy ra với mọi hệ thống điện, từ mạng lưới truyền tải, tủ điện công nghiệp với ổ cắm điện dân dụng.

Chớp hồ quang là một dạng ngắn mạch cụ thể, xảy ra do sự tiếp xúc ngắn của các vật dẫn được cung cấp năng lượng, chẳng hạn như một phần kim loại rơi vào một mạch điện… Đoạn ngắn ban đầu có trở kháng tương đối cao nhưng trở kháng bắt đầu giảm khi hồ quang được tạo ra và không khí sẽ trở thành vật dẫn điện.

Các lỗi hồ quang này thường được giới hạn ở các hệ thống có điện áp trên 120V. Ở 120 vôn trở xuống, lỗi thông thường sẽ không tạo ra hồ quang.

Chớp hồ quang có thể giải phóng nhiệt độ lên tới 20.000°C chỉ trong 1/1000 giây (nóng gấp 4 lần bề mặt của mặt trời), nhiệt độ này có thể làm nóng chảy kim loại, gây bỏng nghiêm trọng cho cơ thể, tạo sóng nổ xung kích có thể làm xẹp phổi và thủng màng nhĩ… Mảnh đạn, khí độc và tia UV cường độ cao có thể gây thương tích nặng nề.

Ngay cả những thương tích không gây tử vong do chớp hồ quang cũng có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm điều trị và chăm sóc y tế.

Điều gì xảy ra khi “Arc Flash”?

Chớp hồ quang có thể xảy ra bất cứ khi nào mà một vật dẫn điện đến quá gần nguồn điện tiếp xúc: Làm rơi dụng cụ, mở nắp thiết bị đã xuống cấp, chèn hoặc tháo các thành phần khỏi tủ điện, đưa tua-vít lại gần con ốc trong tủ điện, thậm chí các sinh vật gặm nhấm hay bò sát lại gần hệ thống điện sẽ gây ra phóng hồ quang điện.

Nếu hồ quang đó có đủ năng lượng, nó có thể làm ion hóa không khí xung quanh, khiến không khí bị dẫn điện, tạo đường dẫn cho hồ quang. Khi ngày càng có nhiều năng lượng theo hồ quang đi theo đường dẫn này, trong một khoảnh khắc, hồ quang trở thành chớp hồ quang.

Nguồn gây thương tích chính của chớp sáng hồ quang là nhiệt độ. Cũng giống như sét, một tia chớp hồ quang giải phóng một lượng nhiệt khổng lồ trong một thời gian rất ngắn (20.000°C), làm nóng chảy và bốc hơi các vật liệu xung quanh nó kể cả kim loại, cũng như làm tăng nhiệt độ của không khí gần đó.

Khi mọi vật liệu nóng lên cực nhanh, nó nở ra và tạo thành một làn sóng xung kích, làm phân tán các mảnh vỡ giống như một làn đạn nhiệt độ cao bắn ra xung quanh. Ngay sau vụ nổ, vật liệu hóa hơi có thể tạo thành một đám mây hơi độc và bụi…

Chớp hồ quang là một trong những tai nạn điện nghiêm trọng hơn và thường gây chết người nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn thích hợp.

Nguyên nhân gây ra chớp hồ quang

  • Tích tụ bụi và tạp chất
  • Ngưng tụ hơi nước
  • Ăn mòn
  • Hỏng cơ học
  • Cách điện bị hỏng
  • Yếu tố con người

Những hành động có thể gây chớp hồ quang

  • Vận hành (bật, tắt cầu dao)
  • Mở cửa bảng điện
  • Mất thăng bằng khi giữ bằng đầu dò kiểm tra vôn kế
  • Xử lý sự cố chung
  • Di chuyển dây dẫn
  • Vô tình va chạm vật lý
  • Vô tình làm rơi dụng cụ
  • Trục trặc linh kiện.

Hướng dẫn an toàn

Việc ngăn ngừa tai nạn do chớp hồ quang hoặc giảm thiểu tác động của chúng đòi hỏi một chương trình đào tạo an toàn toàn diện cho người lao động.

  • Đầu tiên, thực hiện đánh giá rủi ro điện. Sử dụng các hướng dẫn trong NFPA 70E và IEEE 1584 để xác định và đánh giá các nguy cơ điện giật và chớp hồ quang trong hệ thống điện.
  • Xác định ranh giới bảo vệ cho các thiết bị điện. NFPA 70E khuyến nghị Ranh giới Tiếp cận Có giới hạn và Hạn chế để bảo vệ người lao động khỏi bị điện giật và Ranh giới Tia chớp Hồ quang riêng biệt để bảo vệ họ khỏi bị bỏng trong trường hợp xảy ra chớp hồ quang điện. Nhân viên nên giữ khoảng cách này trong quá trình làm việc bình thường.
  • Xác định các thiết bị và bộ phận có nguy cơ gây chớp hồ quang.
  • Tiếp theo, đảm bảo tất cả các mối nguy cơ này được cảnh báo bằng biển hiệu thích hợp.
  • Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng người lao động được đào tạo đầy đủ và phải có đồ bảo hộ khi làm việc.

Tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.