Tại sao hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến?

hoa-don-tien-dien

Sử dụng nhiều thiết bị điện sẽ khiến tiền hóa đơn điện tăng nhanh, nhất là vào khoảng thời gian mùa hè hoặc mùa đông khi phải sử dụng điều hòa nhiệt độ và máy sưởi cả ngày. Đó là lý do chúng ta chấp nhận được, nhưng ngoài nó ra là hầu hết các lý do khó hiểu khác cũng khiến tiền điện tăng cao bất thường. Đó là gì?

1. Đồ điện cũ, hiệu suất kém

Lý do đơn giản nhất là các thiết bị điện đã quá cũ, lỗi thời, sử dụng trong thời gian quá lâu và sẵn sàng bị thay thế. Khi sử dụng các thiết bị này, hiệu suất sẽ giảm xuống chỉ còn 50 – 90% so với đồ điện mới, nghĩa là hao phí điện tăng thêm khoảng 10 – 50%.

2. Nguồn năng lượng ảo

Có thể bạn chưa biết, nhiều thiết bị điện ở trạng thái tắt nhưng cắm nguồn vẫn tiêu thụ một lượng điện nhất định. Các thiết bị tiêu thụ điện ảo nhiều nhất là Tivi, laptop, máy tính bàn, lò nướng.

  • TV khi tắt nguồn vẫn có thể tiêu thụ tới 45W điện;
  • Laptop ở chế độ chờ tiêu thụ tới 55W điện…
  • Có khoảng 20 – 30 thiết bị điện dân dụng tiêu thụ điện khi đang tắt nguồn, lượng tiêu thụ từ 0.5 – 30W tùy thiết bị.
  • ~ 75% điện tiêu thụ của thiết bị là khi ở chế độ chờ như laptop, lò nướng, PC để bàn trong khi chỉ 25% điện tiêu thụ là khi sử dụng, theo HydroQuebec.

3. Bóng đèn không tiết kiệm năng lượng

Đèn điện là thiết bị không thể thiếu nhưng cũng không thiếu loại tốn điện, ví dụ điển hình là đèn sợi đốt. Mặc dù hiện nay bóng đèn sợi đốt không còn phổ biến như đèn compact huỳnh quang (CFL) nhưng kể cả bóng CFL cũng được cho là chưa tiết kiệm điện hiệu quả.

Bóng đèn LED có thể tiết kiệm 80% điện tiêu thụ so với bóng đèn sợi đốt, tuổi thọ đèn LED có thể cao hơn đèn sợi đốt tới 25 lần.

4. Rò rỉ điện

MẤT HƠN 10 TRIỆU ĐỒNG TIỀN ĐIỆN DO RÒ RỈ ĐIỆN MÀ KHÔNG BIẾT!
MẤT HƠN 10 TRIỆU ĐỒNG TIỀN ĐIỆN DO RÒ RỈ ĐIỆN MÀ KHÔNG BIẾT!

Rò rỉ điện không những gây nguy hiểm cho tất cả mọi người, cho thiết bị điện, cho hệ thống điện mà còn gây lãng phí điện cực kỳ nhiều.

Có trường hợp chủ nhà ở Hà Tĩnh phải trả hơn 10 triệu đồng tiền điện/ tháng trong khi tháng trước chỉ phải trả khoảng 150 ngàn do rò rỉ điện qua mái tôn mà dây điện vắt ngang qua.

Nguyên nhân cụ thể được xác định là do dây điện bị hỏng lớp cách điện, ruột dẫn tiếp xúc với mái tôn và chạy xuống đất. Sự việc diễn ra cả tháng trước khi được phát hiện, khiến hóa đơn điện phải trả của chủ nhà này hơn 10 triệu đồng. May mắn là không có hậu quả nghiêm trọng.

Rò rỉ điện dân dụng là sự cố thường gặp và là nguyên nhân phổ biến nhất làm mất an toàn điện. Đây là lý do vì sao hệ thống điện dân dụng nên sử dụng ổ cắm chống giật GFCI.

5. Dùng dây điện kém chất lượng

Trên thị trường có rất nhiều hãng dây điện không tên tuổi, xuất xứ, giám định chất lượng nhưng phân phối rất dễ dàng tới tay người tiêu dùng vì giá rẻ.

Thường những loại dây này bị pha tạp với sắt, nhôm hoặc các vật liệu dẫn điện kém, nghĩa là dây sẽ làm tổn hao điện trong suốt vòng đời tải điện, cũng là nguyên nhân làm tiền điện tăng.

Cách nhận biết dây này là nhìn vào dây dẫn: Dây đồng pha sắt nhanh bị oxy hóa nên có màu xám sẫm, nổi lốm đốm, thậm chí đủ lượng sắt có thể hút được nam châm.

6. Sử dụng thiết bị có công suất lớn

Các thiết bị có công suất lớn không phụ thuộc vào kích thước của nó, chẳng hạn như máy sấy tóc có thể có công suất tới 3000W, tương đương với ấm đun nước siêu tốc hoặc bình nóng lạnh.

Không phải người tiêu dùng nào cũng để ý tới công suất tiêu thụ điện của thiết bị họ dùng, và lại dùng chúng hàng ngày nên hóa đơn điện tăng mạnh sẽ khiến họ rất bất ngờ.

Tóm lại, cần hạn chế sử dụng thiết bị điện công suất lớn như: Máy sấy, bình nóng lạnh, máy đun nước, điều hòa, máy sưởi, máy bơm nước, máy rửa bát, lò vi sóng, máy sấy bát đĩa…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.