Tính toàn vẹn của mạch điện là gì?

tính-toàn-vẹn-của-mạch-điện

Tính toàn vẹn của mạch đề cập đến khả năng hoạt động của các mạch điện ngay cả khi hỏa hoạn. Đây là kết quả đánh giá khả năng chống cháy của cáp điện. Theo đó một mạch điện được đánh giá có tính toàn vẹn khi có khả năng dẫn điện bình thường trong điều kiện đang cháy.

Cáp chống cháycáp chậm cháy được quy định ở nhiều tiêu chuẩn Quốc tế như IEC 60332, IEC 60754, IEC 61034, IEC 60331-21, BS 6387 hoặc SS 299. Trong số này có 3 tiêu chuẩn phổ biến và quan trọng nhất là: BS 6387, IEC 60331-21, SS 299.

Có 3 trường hợp cháy cần thử nghiệm để khẳng định mạch điện có tính toàn vẹn bao gồm:

  • Khả năng chống cháy độc lập (IEC 60331-11 / BS 6387 C);
  • Khả năng chống cháy với nước (BS 6387 W);
  • Khả năng chống cháy khi va đập cơ học (BS 6387 Z).

1. IEC 60331-21: Khả năng chống cháy (Nhiệt độ ít nhất 750 ° C trong 90 phút).

2. BS 299: Tiêu chuẩn Singapore SS 299 quy định các thử nghiệm đối với cáp chống cháy. Tiêu chuẩn này đã được cập nhật vào tháng 9 năm 2021 và nó là sự chấp nhận có sửa đổi của Tiêu chuẩn Anh BS 6387: 2013.

Kiểm tra tính toàn vẹn của mạch (BS6387)

Đánh giá kết quả kiểm tra:

  • Mẫu thử nghiệm: Đoạn cáp hoàn chỉnh có chiều dài tối thiểu 1200mm (hoặc 500mm tùy trường hợp), mỗi đầu phải được cắt bỏ lớp vỏ và các lớp khác rộng khoảng 100mm được nối với máy biến áp 3 pha cho cáp nhiều lõi (hoặc 3 máy biến áp 1 pha) và máy biến áp 1 pha cho cáp 1 lõi). Đoạn cáp được nối với cầu chì 2A, đầu kia dây cáp được nối với bóng đèn.
  • Thử nghiệm hoàn thành nếu: Sau thời gian thử nghiệm, cầu chì không bị chảy và bóng đèn không bị tắt. Nếu mẫu cáp không đạt thì phải thử thêm 2 mẫu khác, chỉ cần 1 trong 2 mẫu này không đạt tiếp thì mẫu cáp đó được coi là không đạt.

1. Thử nghiệm khả năng chống cháy độc lập (C protocol))

Thử-nghiệm-khả-năng-chống-cháy-độc-lập
Thử-nghiệm-khả-năng-chống-cháy-độc-lập

2. Khả năng chống cháy với nước (W protocol)

  • Đoạn cáp 500mm được tiếp xúc với ngọn lửa ở 650°C trong thời gian 15 phút;
  • Sau đó, vòi phun nước bật, cáp phải duy trì tính toàn vẹn về điện trong khi cả nước và ngọn lửa cùng tác động vào cáp thêm 15 phút nữa.

3. Khả năng chống cháy khi va đập cơ học (Z protocol)

Cáp được gắn trên bảng thẳng đứng làm từ vật liệu không cháy (900mm × 300mm × 9mm). Bảng thẳng đứng này được gắn vào các ống lót cao su sao cho nó có thể chịu tác động từ những cú đập mạnh của một thanh được điều khiển rơi xuống mép trên sau mỗi 30 giây.

Cáp phải duy trì khả năng tải điện liên tục trong thời gian 15 phút tiếp xúc với ngọn lửa từ đầu đốt dưới tác động va đập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.