Tính tiết diện dây dẫn theo cường độ dòng điện

tiết-diện-dây-dẫn-là-gì

SUNWON sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính tiết diện dây dẫn điện dựa trên cường độ dòng điện với công thức đơn giản.

Tiết diện ruột dẫn của dây & cáp điện phải được tính toán dựa trên cường độ dòng điện. Nếu chọn dây cáp cho hệ thống điện hạ áp 0.6/1 (1.2)kV thì phải tính toán dựa trên cả độ sụt áp. Trong đó:

  • Cường độ dòng diện định mức phụ thuộc vào phương pháp lắp đặt, nhiệt độ môi trường, số lượng mạch trong cùng một cụm.
  • Tiêu chuẩn sụt áp tối đa được quy định theo TCVN 9206:2012 là 5% trong điều kiện mạch bình thường, 10% khi mạch không bình thường. Nếu điện áp đầu ra của dây sụt >5% so với đầu vào thì phải chọn dây có tiết diện lớn hơn nữa.

Bảng 3-12 dưới đây áp dụng theo điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ ruột dẫn 70°C, nhiệt độ môi trường 30°C, nhiệt độ mặt đất 15°C với độ sâu chôn cáp 0,15m. Ngoài ra:

  • Khi tra bảng tiết diện dây theo cường độ dòng điện, phải chọn dây có dòng điện tải lớn hơn giá trị yêu cầu. Khi tra bảng tiết diện theo độ sụt áp, phải chọn dây có độ sụt áp nhỏ hơn giá trị yêu cầu.
  • Bảng tra dưới đây áp dụng cho ruột dẫn bằng đồng. Nếu ruột dẫn bằng nhôm thì giá trị cường độ dòng điện ~ 75% giá trị trong bảng. Độ sụt áp của lõi nhôm được cho trong bảng 13.
  • Nếu điều kiện lắp đặt thực tế khác với tiêu chuẩn trên thì phải lấy giá trị yêu cầu chia cho hệ số điều chỉnh được cho trong các bảng 1, 2.

Hệ số điều chỉnh

hệ số điều chỉnh theo nhiệt độ môi trường
Bảng 1: hệ số điều chỉnh theo nhiệt độ môi trường
hệ số điều chỉnh theo số lượng mạch, phương pháp lắp đặt
Bảng 2: hệ số điều chỉnh theo số lượng mạch, phương pháp lắp đặt

Phương pháp lắp đặt dây & cáp điện

Phương pháp 1

phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-1
phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-1

Phương pháp 2

phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-2
phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-2

Phương pháp 3

phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-3
phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-3

Phương pháp 4

phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-4
phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-4

Phương pháp 5

phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-5
phương-pháp-lắp-đặt-dây-cáp-5

Hướng dẫn tính độ sụt áp

tính-độ-sụt-áp
tính-độ-sụt-áp

Ví dụ:

Tính tiết diện phù hợp cho dây CVV 2 lõi dài 30m, luồn trong ống trên tường trong điều kiện môi trường 30°C và định mức tải 30A, điện áp tải 220V.

Bước 1: Tra bảng tiết diện dây theo cường độ tải.

Bảng (3) cho thấy dây có tiết diện dây phù hợp tải 30A, lắp đặt theo phương pháp 3 là 4mm2, tương ứng tải 32A.

Bước 2: Tính tiết diện dây theo độ sụt áp

  1.   = 5% x 220 = 11V = 1100 (mV)
  2. =  = 1.222 (mV/A/m)
  3. Tra bảng (4) cho dây cách điện PVC sao cho <1.222, như vậy =8, tương đương dây dẫn có tiết diện 16mm2.

Kết hợp bước 1 và bước 2, cuối cùng ta chọn dây 16mm2.

Nếu nhiệt độ môi trường thực tế là 35°C thì cường độ định mức phải là 30A/ hệ số điều chỉnh ở 35°C = 30A/0.94 ~ 32A. Như vậy dây 16mm2 vẫn phù hợp.

Bảng tra tiết diện dây dẫn theo cường độ dòng điện

1. Tải cho phép của dây cáp cách điện PVC, không giáp

Tải cho phép của dây cáp cách điện PVC, không giáp
Bảng 3: Tải cho phép của dây cáp cách điện PVC, không giáp
Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện PVC, không giáp
Bảng 4: Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện PVC, không giáp

2. Tải cho phép của dây cáp cách điện PVC, có giáp

Tải cho phép của dây cáp cách điện PVC, có giáp
Bảng 5: Tải cho phép của dây cáp cách điện PVC, có giáp
Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện PVC, có giáp
Bảng 6: Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện PVC, có giáp

3. Tải cho phép của dây cáp cách điện XLPE, không giáp

Tải cho phép của dây cáp cách điện xlpe, không giáp
Bảng 7: Tải cho phép của dây cáp cách điện XLPE, không giáp
Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện xlpe, không giáp
Bảng 8: Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện XLPE, không giáp

4. Tải cho phép của dây cáp cách điện XLPE, có giáp

Tải cho phép của dây cáp cách điện xlpe, có giáp
Bảng 9: Tải cho phép của dây cáp cách điện xlpe, có giáp
Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện xlpe, có giáp
Bảng 10: Độ sụt áp cho phép của dây cáp cách điện xlpe, có giáp

5. Tải cho phép của cáp điện trần

Tải cho phép của cáp điện trần
Bảng 11: Tải cho phép của cáp điện trần

6. Tải cho phép của cáp vặn xoắn

Tải cho phép của cáp vặn xoắn
Bảng 12: Tải cho phép của cáp vặn xoắn

Độ sụt áp của nhôm

Độ sụt áp của nhôm
Bảng 13: Độ sụt áp của nhôm

One thought on “Tính tiết diện dây dẫn theo cường độ dòng điện

  1. Trần Thế Bảo says:

    Tôi muốn sử dụng thanh sắt thay thế thanh đồng trong tủ điện thì công thức tính ampe theo tiết diện ra sao? Cụ thể tôi sử dụng sắt thanh sắt mạ kẽm (rộng 30mm) x (dầy 2.5mm) thì chịu được bao nhiêu A? Áp 380V

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *