Phân biệt ngắn mạch và quá tải

ngắn mạch và quá tải

Ngắn mạch, còn được gọi là đoản mạch, chập mạch là hiện tượng xuất hiện một đường dẫn điện bất thường trong mạch điện đó, tạo ra một dòng điện có cường độ cực lớn với lượng nhiệt sinh ra rất cao.

Hiện tượng ngắn mạch xảy ra phổ biến nhất là khi dây nóng mang điện chạm vào dây trung tính. Ngoài trường hợp này, hiện tượng ngắn mạch cũng xảy ra khi dây nóng chạm vào dây tiếp địa.

Quá tải là hiện tượng dây dẫn phải tải cường độ dòng điện vượt quá cường độ định mức của nó.

Ví dụ định mức của dây là 10A nhưng phải tải 12A. Nguyên nhân quá tải là do có quá nhiều thiết bị kết nối với dây này hoạt động cùng một lúc, gây dòng điện nối tiếp lớn hơn 10A.

Điện áp tại các điểm quá tải giảm xuống một giá trị rất thấp, nhưng nó không thể bằng không giống như ngắn mạch.

Tiêu chí so sánhNgắn mạchQuá tải
Định nghĩasự kết nối bất thường giữa các dây trong mạchdòng điện tải nhiều hơn dòng điện định mức của dây
Sự nguy hiểmCaoÍt hơn
Mức độDòng điện có cường độ cao từ 600% đến 1000% lần dòng điện định mứcDòng điện tải cao nhưng ít hơn ngắn mạch, thường là 100 đến 200%
Thiết bị bảo vệBộ ngắt mạch, rơ le MPR hoặc rơ le loại từ tínhRơ le quá tải nhiệt đơn giản đủ để kiểm soát lỗi quá tải
Sự cố xảy raHiếmThường xuyên
Điện ápĐiện áp tại điểm sự cố = 0VĐiện áp chỉ giảm khoảng 10%
Thời gian ngắt mạchThời gian ngắt của bộ ngắt sẽ là 0,02 giây nhưng aptomat sẽ ngắt mạch trong 0,5 giây.Cài đặt thời gian ngắt quá tải tối đa sẽ là 10 giây.
Thiệt hạirất cao, nó làm cháy thiết bị hoàn toànRất ít, hỏng hóc thiết bị là rất hiếm.

Dòng điện trong tình trạng quá tải cao nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với dòng điện ngắn mạch cả về cường độ lẫn độ nguy hiểm. Quá tải làm tăng nhiệt độ liên quan đến jun và nguy cơ làm cháy dây dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.