Dây trung tính là gì, phân biệt với dây tiếp địa!

dây-trung-tính-dùng-để-làm-gì

Lõi dây trung tính là một bộ phận không thể thiếu trong các hệ thống mạch điện xoay chiều bên cạnh dây nóng (lõi dẫn điện – bắt buộc phải có) và dây tiếp địa (có thể có hoặc không).

Qua bài viết này, SUNWON sẽ giải thích cho độc giả hiểu lý do tại sau trong hệ thống điện xoay chiều lại cần có dây trung tính và hướng dẫn phân biệt dây trung tính với dây tiếp địa vì bản chất 2 dây này là hoàn toàn khác nhau, dù có một số điểm chung.

Dây trung tính là gì?

Dây trung tính còn được gọi là dây mass, hay dây mát, dây lạnh, dây nguội. Dây trung tính có vai trò làm kín mạch điện cho hệ thống điện 1 pha và đồng thời giữ sự ổn định điện áp cho hệ thống điện 3 pha.

  • Đối với điện 1 pha, một dây trung tính kết hợp với một dây nóng tạo thành một mạch điện kín giúp các thiết bị điện có thể hoạt động và sử dụng. Khi mạch điện được đóng kín thì dây trung tính và dây pha có điện áp bằng nhau, ví dụ = 220V ở Việt Nam, =110V ở Mỹ/ Nhật.
  • Đối với điện 3 pha (dây cáp điện 3 pha phổ biến nhất là dây cáp loại 4 lõi trong đó có 1 lõi trung tính và 3 lõi pha), điểm bắt đầu của dây trung tính sẽ nối từ giao điểm của các dây pha và cùng với các dây pha này nối vào các thiết bị điện, tạo thành một mạch điện khép kín, về lý thuyết thì điện áp của dây = 0V.

Trên thực tế ở hệ thống điện 3 pha, đôi khi điện áp tải giữa các dây pha là không cân bằng nhau, dẫn đến sự chênh lệch điện áp và có thể gây mất cân bằng điện giữa các pha. Điều này là không tốt đối với mạch điện, trường hợp tệ nhất có thể gây ngắn mạch, cháy nổ thiết bị…

Nếu mạch 3 pha có dây trung tính, dây này sẽ nhận lượng điện chênh lệch giữa các pha, nhờ đó luôn giữ điện áp ổn định và cân bằng cho mạch điện.

Trường hợp đặc biệt ở hệ thống truyền tải điện cao thế 3 pha không cần dây trung tính vì mặc định 3 dây pha được cho là có điện áp cân bằng nhau, ngoài ra nếu có chênh lệch điện áp giữa các pha thì đã có hệ thống ngắt mạch hoạt động để ngắt điện tạm thời, chờ sửa chữa; cũng như một cách giảm chi phí đầu tư mạng lưới.

Phân biệt dây trung tính và dây tiếp địa

Mặc dù dây trung tính và dây tiếp địa đều có điện áp = 0V về lý thuyết, nhưng bản chất 2 dây này là khác nhau.

Dây tiếp địa hay dây nối đất, tác dụng của dây này là để “giải phóng” lượng điện rò rỉ khi sử dụng các thiết bị điện, tránh tình trạng bị giật khi chạm vào các thiết bị này. Vì vậy mà dây tiếp địa thường được nối từ vỏ thiết bị (như ốc vít, bộ phận làm bằng kim loại ở lớp vỏ thiết bị) xuống đất. Dây tiếp địa ngoài trời còn có tác dụng chống sét.

Dây trung tính nằm bên trong mạch điện và không nối đất. Còn trong trường hợp dây trung tính nối đất thì đó là khi muốn “triệt tiêu” lượng điện áp chênh lệch giữa các pha, và mục đích là “không bắt buộc phải sử dụng lại lượng điện tổn hao”.

Ngoài ra, dây trung tính khi đóng mạch có điện áp = điện áp của dây nóng trong khi dây tiếp địa vẫn có điện áp rất nhỏ hoặc = 0V.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *