Tìm hiểu cao su EPR/ HEPR

cao-su-tổng-hợp-epr,-hepr

Là một thành phần của cao su lớp M, cao su EPDM (monome ethylene propylene diene), EPR cũng được sử dụng trong cách điện của dây & cáp điện trong số các ứng dụng khác nhờ khả năng chịu nhiệt, các yếu tố môi trường và kháng hóa học.

Cao su tổng hợp EPR là gì?

Khi cao su EPR được sử dụng làm chất cách điện, nó được chế tạo để trải qua quá trình xử lý đặc biệt (tái cấu trúc phân tử) để nâng cao các tính chất cơ học và hóa học tương tự như tổng hợp nhựa XLPE nhưng với nhiều đặc tính nổi bật hơn.

Trong quy trình tổng hợp vật liệu và đặc biệt là tổng hợp polyme bao gồm EPR, đóng rắn là một quy trình tiếp theo được sử dụng để tăng cường các đặc tính cho polyme. Quá trình đóng rắn sẽ làm cứng vật liệu polyme bằng cách liên kết ngang cấu trúc polyme để tạo ra và thay đổi các tính chất vật lý của vật liệu. Polyme EPR sau quá trình đóng rắn được gọi là HEPR (hard grade propylene Ethylene rubber).

EPR hay HEPR được sử dụng rộng rãi như một chất cách điện cho cáp điện với nhiều ưu điểm nổi bật so với cả XLPE (một loại nhựa cách điện rất tốt cho cáp điện hiện nay).

Cao su Propylene Ethylene đã qua xử lý có thể chịu được nhiệt độ từ – 50 độ C đến 130 độ C/ 160 độ C tùy thuộc vào hợp chất đóng rắn được sử dụng, so với ngưỡng nhiệt -65 độ C đến 90 độ C của XLPE. Bạn tìm hiểu thêm tại đây.

Ưu điểm của EPR/ HEPR

Hệ quả về lâu dài của việc sử dụng và vận hành cáp điện sau nhiều năm thường bao gồm các vấn đề như rò rỉ điện, bảo trì tốn kém và mất dần hiệu suất truyền tải điện… Cao su tổng hợp EPR/ HEPR là giải pháp tốt cho các vấn đề này: Giúp cáp hoạt động hiệu quả dưới nhiệt độ cao và thời tiết khắc nghiệt.

Lớp cách điện làm tăng các đặc tính cơ học của cáp, khả năng kháng hóa chất và khả năng chống ẩm, chống mài mòn và chống ứng suất tốt.

Ở nhiệt độ cao, khả năng chịu nén của Cao su Ethylene Propylene là rất tốt, đặc biệt nếu sử dụng hợp chất đóng rắn bằng lưu huỳnh hoặc peroxide.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.