Cáp cách điện khoáng MI là gì?

cáp-cách-điện-khoáng-là-gì

Cáp cách điện khoáng (Minerals Insulation) là loại dây & cáp điện có lớp cách điện được sản xuất từ các hợp chất vô cơ, thường là Magie Oxit (MgO). Đây được coi là loại cáp điện chống cháy đầu tiên được nghiên cứu sản xuất.

1. Lịch sử cáp cách điện khoáng

‘Pyrotenax’ 1934 – một công ty Pháp, là nhà sản xuất thương mại cáp điện khoáng đầu tiên, mặc dù sự khởi đầu của cáp cách điện khoáng (MI) có thể bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19 khi một kỹ sư người Thụy Sĩ, Arnold Francois Borel, khi lần đầu tiên đề xuất một loại cáp được làm từ vật liệu vô cơ hoàn toàn được bọc trong một lớp vỏ kim loại. Ông được cấp bằng sáng chế cho phát minh này vào năm 1896.

Ý định của ông là chế tạo một loại cáp có thể hoạt động ở nhiệt độ cao ngay cả trong lửa, đồng thời có khả năng chống lại các ứng suất cơ học mạnh nhưng nó chỉ được sản xuất thương mại cho tới khi công ty trên thành lập.

cấu-tạo-cáp-cách-điện-khoáng
cấu-tạo-cáp-cách-điện-khoáng

2. Cấu tạo cáp

Loại cáp này có cấu tạo như sau:

  • Ruột dẫn được bọc lớp cách điện bằng khoáng vô cơ có độ nén cao, cả ruột dẫn + lớp cách điện sẽ được bọc trong một lớp vỏ bọc bằng kim loại. Thông thường, ruột dẫn và vỏ bọc kim loại được làm bằng đồng, lớp cách điện thường là magiê oxit (MgO).
  • Cả 3 lớp trên sẽ được bọc thêm một lớp vỏ bọc ngoài, có thể bằng nhựa nhiệt ép đùn hoặc vật liệu tùy chọn cho các ứng dụng khác nhau.

Lớp vỏ bọc kim loại còn có thể được làm bằng vật liệu khác như cupro-niken hoặc thép không gỉ.

Cáp được thiết kế và sản xuất phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn BS 6207: Phần 1: 1995, áp dụng tài liệu hài hòa CENELEC HD586.1 SI, BS 6387.

3. Đặc điểm chính

Các vật liệu vô cơ được sử dụng trong cấu tạo của cáp MI mang lại cho nó những đặc điểm khác biệt đáng kể so với các loại cáp điện khác, đặc biệt nhất là khả năng chịu ứng suất cơ học và hoạt động được ở nhiệt độ cao.

a. Hoạt động ở nhiệt độ cao

Cáp đồng MI có thể hoạt động liên tục ở nhiệt độ 250°C và trong thời gian ngắn ở nhiệt độ lên đến 1083°C, bằng điểm nóng chảy của đồng. Đặc tính này cho phép chúng tiếp tục hoạt động trong đám cháy, cung cấp điện cho các dịch vụ thiết yếu và trong nhiều thiết bị quan trọng trong đám cháy.

b. Chịu ứng suất cơ học tốt

Cáp cách điện khoáng có thể chịu được ứng suất cơ học mạnh như uốn, xoắn và va đập mà không làm suy giảm đáng kể các đặc tính điện. Ngay cả khi bị biến dạng nặng như minh họa trong hình dưới, nó có thể duy trì tính toàn vẹn của mạch điện và tiếp tục hoạt động.

dùng-búa-đập-dẹt-cáp-MI-nhưng-đèn-vẫn-sáng
dùng-búa-đập-dẹt-cáp-MI-nhưng-đèn-vẫn-sáng

c. Điện áp hoạt động

Khả năng cách điện của MgO không giống như các vật liệu cách điện hữu cơ khác, nó cần một biên độ điện môi nhỏ hơn. Lý do?

Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất, bột magie được nén cho đến khi đạt được mật độ ổn định khoảng 75% mật độ của tinh thể MgO, có rất ít không khí trong khoảng trống giữa các tinh thể. Tuy nhiên, không khí còn sót lại có thể tạo thành các đường dẫn điện, có thể bị đánh thủng bởi điện áp cao, làm hư hại cách điện và lớp vỏ bọc.

Đó là lý do chính mà cáp cách điện khoáng chủ yếu được sử dụng cho hệ thống điện hạ thế, dưới 1000V (thường là 500V – 750V)

4. Ứng dụng

Các ứng dụng bao gồm:

  • Thiết kế và phát triển cáp này cho ứng dụng cặp nhiệt điện có khả năng hoạt động đến 1250°C;
  • Cáp thiết bị/ tín hiệu cho các ngành công nghiệp năng lượng, hàng không vũ trụ, giếng khoan và hóa dầu;
  • Cáp cho các ứng dụng như hệ thống sưởi và dò đường ống.

Kích thước nhỏ gọn và không cần phải bảo vệ cơ học làm cho cáp cách điện khoáng cũng phù hợp với các ứng dụng đi dây dưới nước.

Trên thực tế, cáp MI đã được điều chỉnh để sử dụng trong hầu hết mọi ứng dụng bao gồm

  • chiếu sáng chung, mạch điện nhỏ;
  • hệ thống dây điện điều khiển;
  • các dịch vụ khẩn cấp như hệ thống báo cháy, chiếu sáng khẩn cấp;
  • máy phát điện dự phòng và nguồn cung cấp thang máy;
  • nguồn cung cấp máy tính và hệ thống hút khói…

5. Hiện tượng ăn mòn ở cáp?

Cáp có vỏ bọc trong bằng đồng có khả năng kháng lại hầu hết các hóa chất hữu cơ.

  • Lớp gỉ màu xanh lá cây có thể xuất hiện trên bề mặt vỏ đồng nếu tiếp xúc lâu với khí quyển, nhưng điều này không có hại.
  • Đồng có thể bị ăn mòn khi tiếp xúc với amoniac hoặc axit khoáng và nếu nghi ngờ có sự hiện diện của một trong hai chất này thì tốt nhất là không nên sử dụng cáp điện khoáng chỉ có vỏ bọc bằng đồng (không có vỏ bọc ngoài tùy chọn);

Có thể tạo thêm sự bảo vệ cho sự ăn mòn kim loại này bằng một lớp bọc bên ngoài làm bằng vật liệu nhựa nhiệt dẻo, ví dụ: PVC hoặc PE, chất không chứa halogen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.