Hướng dẫn tính kích thước máng cáp điện

tính-kích-thước-máng-cáp

Kích thước máng dây cáp điện được mô tả theo chiều rộng và chiều cao. Tính toán kích thước của một máng cáp điện thì chủ yếu có nghĩa là tính toán chiều rộng của nó.

Kích thước cuối cùng của máng cáp điện phụ thuộc vào những điều sau:

  • Số lượng dây cáp trên máng;
  • Kích thước và đường kính tổng thể của từng sợi cáp;
  • Kế hoạch mở rộng trong tương lai.

Công thức xác định khoảng cách máng cáp

Nguyên tắc chung để xác định kích thước cho máng cáp điện là tất cả các cáp phải được lắp đặt trong một khay/ tầng duy nhất và phải có khoảng cách giữa hai cáp:

  • Khoảng cách giữa hai cáp nhiều lõi sẽ = đường kính của cáp lớn hơn.
  • Khoảng cách giữa loại cáp dạng xếp chồng ở ví dụ 2 (trefoil) sẽ = đường kính x2 của cáp lớn hơn.
  • Sau đó, chúng ta đo chiều rộng tổng thể của máng. Đây là kích thước máng trước khi mở rộng, sau đó nhân với hệ số để tạo thêm phần mở rộng trong tương lai (nếu có).

Chiều rộng máng cáp điện cuối cùng sẽ = chiều rộng máng cáp điện ban đầu * (1 + phần trăm mở rộng).

Ví dụ 1:

Tìm kích thước máng cáp điện sẽ mang các loại cáp sau. Xem xét mở rộng trong tương lai = 20%.

  • Cáp 4x25mm2 CXV, đường kính tổng của cáp = 22.0mm;
  • Cáp 4x120mm2 CXV, đường kính tổng= 39.9mm;
  • Cáp 4x35mm2 CXV, đường kính tổng = 25.4mm;
  • Cáp 4x50mm2 CXV, đường kính tổng = 28.3mm;
  • Cáp 4x70mm2 CXV, đường kính tổng = 32.1mm.


Kích thước máng cáp điện ban đầu = 310mm.

Kích thước máng cáp điện cuối cùng = 310 * (1+20%) = 372mm. Chúng ta làm tròn giá trị này thành giá trị tiêu chuẩn của máng cáp điện lớn hơn gần nhất = 400mm

Ví dụ 2:

Tìm máng cáp điện sẽ mang các loại cáp sau. Kế hoạch mở rộng máng cáp trong tương lai = 30%.


Kích thước máng cáp điện ban đầu = 510mm.

Kích thước máng cáp điện cuối cùng = 510 x (1+30%) = 660mm.

Chúng ta làm tròn giá trị này thành giá trị tiêu chuẩn của máng cáp điện lớn hơn gần nhất = 700 mm

Khi có dây trung tính? Bởi vì các dây dẫn trung tính trong mạch 3 pha và dây nối đất thường không mang dòng điện nên chúng ta không đưa các dây dẫn này vào để xác định kích thước máng cáp điện. Đơn giản là chúng sẽ được đặt bên cạnh cáp chính.

Tại sao cần có khoảng cách giữa các dây cáp?

Khi tính toán khả năng mang dòng điện tối đa thì phải tính đến hệ số giảm tốc (derated factors) của dây cáp khi chạm vào máng cáp điện.

Tham khảo các bảng dưới đây trong tiêu chuẩn BS 7671, chúng ta có thể tìm thấy các hệ số giảm tốc cho cả hai trường hợp: Cáp được nhóm lại với nhau và các cáp được đặt cách nhau.

  • Khi dây cáp chạm chau, hệ số giảm tốc dao động từ 0,85 đến 0,6 tùy thuộc vào số lượng dây cáp. Điều đó có nghĩa là kích thước của dây cáp có thể tăng gần 2 lần, dẫn đến tăng giá thành của dây cáp.
  • Khi các dây cáp được đặt cách nhau, chúng ta thấy rằng chúng có phạm vi từ 1 đến 0,9, điều này có rất ít ảnh hưởng đến khả năng mang dòng điện tối đa.

Tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *