Làm gì khi dây cáp điện bị nóng?

dây điện bị nóng

Nếu dây hoặc cáp điện có hiện tượng bị nóng khi bạn sử dụng các thiết bị điện, điều này không có nghĩa là chất lượng dây cáp có vấn đề, mà chủ yếu là do dây cáp điện hoạt động vượt quá định mức bình thường của nó.

Chỉ cần cáp vượt qua một dòng tải nhất định, nó chắc chắn sẽ nóng lên, và khi dòng tải tăng lên, nhiệt độ bề mặt của cáp sẽ cao hơn. Về cơ bản nhiệt độ bề mặt của dây ở mức 60 độ C trở xuống là bình thường.

Nguyên nhân dây cáp điện bị nóng

1. Dây bị nóng do điện trở dây cao: Điện trở cao nghĩa là dây dẫn điện kém hơn, hao phí điện cao hơn và hao phí dưới dạng nhiệt tỏa ra. Điện trở ruột dẫn của dây cáp không đảm bảo yêu cầu khiến cáp sinh nhiệt trong quá trình hoạt động. Lý do khiến điện trở dây cao hơn bình thường chủ yếu do dây cáp điện có chất lượng kém, chẳng hạn:

  • dây đồng pha sắt không phải đồng nguyên chất;
  • dây nhôm mạ đồng thay vì dây đồng nguyên chất;
  • dây đã được sử dụng trong thời gian dài, bị lão hóa và mất dần đặc tính dẫn điện ban đầu;
  • dây bị oxy hóa và tác động của môi trường gây hư hại.

2. Dây bị nóng do quá tải: Quá tải là hiện tượng dây cáp điện phải tải điện nhiều hơn định mức của nó, ví dụ dây có định mức tải 5A đang phải tải điện có cường độ >5A trong một thời gian sẽ bị quá tải. Nguyên nhân gây quá tải chủ yếu do chọn dây cáp điện không phù hợp, chẳng hạn như:

3. Dây bị nóng do hỏng hóc vật lý trong quá trình sử dụng: Có thể do dây bị gấp khúc, đứt sợi, hỏng cách điện, dính nước, dây dẫn bị ăn mòn…

4. Hoặc do hiệu quả cách điện giữa các pha của dây cáp điện 3 pha không tốt dẫn đến khả năng cách điện kém và sinh nhiệt trong quá trình vận hành.

Làm gì khi dây điện bị nóng?

Trước tiên, bạn cần xác định xem dây chỉ ấm lên hay thực sự nóng hơn bình thường. Nếu dây ấm thì là trạng thái bình thường, nếu dây thực sự đang nóng lên thì đầu tiên phải xác định điểm nóng ở đâu, một đoạn hay cả đoạn dây hay chỉ ở các điểm tiếp xúc nguồn (ở hai đầu dây)!

  • Nếu một hoặc cả hai đầu dây nóng lên nhưng giữa dây không nóng lắm, thì chắc chắn các đầu nối tiếp xúc với ổ cắm và thiết bị điện có vấn đề. Các vấn đề quay trở lại ở phần trình bày phía trên: Có thể là do kết nối kém (chưa cắm chặt dây), điểm tiếp xúc bị ăn mòn… Ổ cắm nóng cũng có thể làm cho đầu nối nóng.
  • Nếu chỉ một đoạn dây bị nóng: Đoạn dây đó có vấn đề. Ví dụ bị đứt một ít sợi, đoạn dây bị ăn mòn, vỏ bọc không còn nguyên vẹn khiến dây dẫn bị oxy hóa khi tiếp xúc nhiều ngày với không khí, đoạn dây bị gấp khúc…
  • Nếu cả đoạn dây bị nóng: Do dây bị quá tải hoặc do dây chất lượng kém. Hiện nay dây điện bị làm kém chất lượng đi rất nhiều, ví dụ dây giả đồng (nhôm mạ đồng, đồng pha sắt…). Nếu có điều kiện nên nhìn chi tiết ruột dẫn của dây có thực sự bằng đồng hay không. Nếu đúng là đồng nguyên chất thì dây bị nóng do quá tải, tức là tiết diện dây quá nhỏ. Các thiết bị có công suất cao như máy sấy, lò vi sóng, ấm siêu tốc có dây điện khá nóng khi hoạt động.

Để hạn chế nguy cơ hỏa hoạn có thể xảy ra, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dây cáp chống cháy thay vì sử dụng dây điện PVC thông thường, nếu có điều kiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *